Một trong số những hạng mục sửa nhà được quan tâm nhất hiện nay là gì? Đó chính là việc mở rộng, nâng cấp thêm phần ban công cho nhà ở. Vì thế hôm nay Alô Nhà Xinh chia sẻ đến bạn 3 phương án tối ưu khi cần nối thêm phần ban công.
Vì sao nối ban công được nhiều người lựa chọn
Ban công luôn được xem là khu vực khá hữu ích đối với mọi nhà. Đặc biệt là nhà chung cư, tập thể. Không gian này sẽ là nơi được sử dụng để trồng cây lấy thêm không gian xanh, phơi quần áo,… Hay thậm chí trở thành nơi vui chơi thư giãn của mỗi gia đình. Do đó, một diện tích ban công đủ để đáp ứng các nhu cầu trên là điều cần thiết. Việc mở rộng thêm ban công cũng cần phù hợp với khả năng của ngôi nhà. Đồng thời đảm bảo sự chắc chắn cần thiết trong quá trình sử dụng.
Không gian mở rộng khi được cơi nới
3 phương án nối ban công nhanh và tiết kiệm
Dựa trên từng kết cấu nhà khác nhau mà các công ty sửa nhà sẽ có phương án thi công khác nhau. Nhưng chủ yếu sẽ rơi vào các trường hợp dưới đây.
Đối với nhà chưa có ban công
Nếu là nhà cấp 4, thì cần gát đà thép sâu vào trong. Có thể sử dụng lực đòn bẩy để giúp việc thực hiện trở nên dễ dàng hơn. Sau đó đổ giả hoặc sử dụng tấm lót cemboard ở dưới. Rồi trên cùng lót tiếp một lớp vật liệu để hoàn thiện bề mặt. Nên sử dụng các loại vật liệu nhẹ để đảm bảo trọng lượng nhẹ nhất có thể.
Nếu nhà khung bê thì cần đục, khoan, cấy, nối phần đà cũ vô phần đà mới cho phần ban công. Trường hợp này chủ yếu cần xử lý phần thép. Lưu ý, phần đà dọc tại vị trí cột nên thiết kế và thi công dạng vát xéo. Phần hướng ra ngoài càng nhỏ càng tốt, mục đích là để giảm tải trọng cho ban công khi hoàn thiện. Sàn ban công có thể đổ móng dày khoảng 8cm là phù hợp.
Nối thêm ban công khi nhà cũ chưa có
Đối với trường hợp muốn mở rộng ban công ra 2 bên
Hầu hết các dịch vụ sửa nhà sẽ thực hiện việc đúc thêm 2 phần đà chữ L cho 2 bên ban công cũ. Các bước lần lượt cần đục, khoan, cấy và nối đà. Đảm bảo phần đà bê tông mới phải được nối với phần đà của ban công cũ. Sau khi đã hoàn thiện bước trên, tiến hành đúc phần sàn bê tông. Với độ dày bằng đúng độ dày của phần sàn ban công cũ. Cuối cùng lát thêm lớp gạch hoàn thiện bề mặt ban công.
Trường hợp không tìm được loại gạch giống với loại cũ, thì gia chủ nên đầu tư lát lại toàn bộ. Nhằm tạo được sự đồng bộ cho không gian của ban công mới.
Cơi nới ban công ra 2 bên hông nhà
Đối với trường hợp muốn mở rộng ban công theo chiều dọc (ra xa khỏi mặt nhà)
Cải tạo nhà với phần ban công theo cách này khá phổ biến. Điều đầu tiên cần làm đó sử dụng hệ thống giàn giáo để chống ban công cũ. Tạo sự ổn định về phần chịu trọng lực cho kết cấu ban công. Tiếp đến tiến hành đập bỏ phần ban công cũ phía trước. Lưu ý phải giữ lại phần đà môi.
Sau đó sử dụng cặp 1 cây thép hình song song với đà môi cũ. Hàn để liên kết chặt thanh thép này với đà môi. Tiếp tục hàn các thanh đà dọc và ngang cây đà thép mới ghép này giới hạn cho phép của phần ban công có thể nối. Sử dụng tấm trải cemboard dày 2cm đặt lên khung thép mới. Cuối cùng mới cho xây lại phần thành của ban công, cũng như lát lại toàn bộ gạch cho cả ban công. Các phần chống bị lồi ở bên dưới ban công có thể sử dụng thạch cao để phủ lại toàn bộ. Nhằm đảm bảo độ thẩm mỹ cho cả công trình.
Có thể nói sửa nhà nối thêm ban công mới hoặc nâng cấp ban công cũ đã trở nên quen thuộc. Điều này không chỉ tạo thêm không gian sinh hoạt cần thiết cho cả gia đình. Mà còn là phương án giúp ngôi nhà thêm phần thông thoáng hơn. Hy vọng với điều mà Alô Nhà Xinh vừa chia sẻ trên thì bạn có thể hiểu hơn về hình thức cải tạo nhà này. Đồng thời hãy lựa chọn đơn vị thi công uy tín để đảm bảo được độ an toàn cho công trình nhé.
>> Có thể bạn quan tâm
Giải pháp nào cho sửa chữa nhà lắp thang máy
- Rủi ro thường gặp khi lựa chọn dịch vụ sửa chữa nhà giá rẻ quận Bình Thạnh nhưng chất lượng không đảm bảo
- Xu hướng lựa chọn dịch vụ sửa nhà quận Bình Thạnh hiện nay
- 3 hình thức sửa chữa nhà quận Bình Thạnh phổ biến hiện nay
- Công trình sửa chữa nhà chị Hoa quận 1 đẹp mê ly, tiến độ nhanh chóng
- Đâu là công ty dịch vụ sửa chữa nhà Quận 1 uy tín, chuyên nghiệp, báo giá cạnh tranh?