Khi bắt đầu lên ý tưởng thiết kế nhà, nhiều gia chủ lăn tăn về ưu nhược điểm của nhà mái Nhật và nhà mái Thái, không biết nên chọn loại nào. Trên thực tế, cả hai loại mái này đều có đặc điểm riêng và khi lựa chọn, khách hàng cần xem xét cẩn thận để đảm bảo phù hợp thiết kế tổng thể của ngôi nhà, phong cách, ngân sách của gia chủ. Để biết được công trình của bạn, phù hợp loại mái nào, Alo Nhà Xinh sẽ phân tích từng loại mái ngay trong bài viết dưới đây.
Chủ đề quan tâm khác: Cập nhật thiết kế nhà mái thái 180m2 chữ I có 3 phòng ngủ Alo Nhà Xinh tư vấn
I. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA NHÀ MÁI NHẬT
Trước khi bắt tay tìm hiểu ưu nhược điểm của nhà mái Nhật và nhà mái Thái, hãy cùng chúng tôi khám phá những điểm nổi bật về mái Nhật.
Bắt nguồn từ đất nước mặt trời mọc, nhà mái Nhật thể hiện quy thức xây dựng cổ truyền của Nhật Bản với những đặc điểm độc đáo. Hệ mái sở hữu độc dốc vừa phải, có khả năng chống nắng tốt vào mùa hè và chống lạnh vào mùa đông nên rất phù hợp khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tại Việt Nam.
Mẫu nhà mái Nhật có khả năng chống nắng tốt vào mùa hè
Hiện nay, trong thi công mái Nhật người ta chia thành hai loại là mái dốc cùng mái bằng. Đối với mái Nhật dốc sẽ sở hữu hình dáng gần như mái Thái tuy nhiên nhỏ hơn. Và loại mái này sẽ có kiểu dáng phát triển ra nhiều hướng, ngói được xếp chồng lên nhau đậm chất cổ điển, truyền thống của người Nhật.
Còn mái Nhật bằng sẽ có độ dốc nhỏ hơn chứ không hẳn là bằng phẳng và phát triển ra 4 hướng với độ dài và rộng tương đương nhau. Kiểu mái này thiên về phong cách hiện đại, thể hiện sự trẻ trung, năng động rất được lòng của các gia đình trẻ.
Để biết công trình xây dựng của bạn có phù hợp với loại mái này hay không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ưu nhược điểm của nhà mái Nhật và nhà mái Thái ngay dưới đây:
1. Ưu điểm của nhà mái Nhật
Kiểu dáng thiết kế độc lạ
Điểm nổi bật của mái ngói kiểu Nhật là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách mái Thái và mái ngói dốc của châu Âu cổ điển. Sự tinh tế trong việc kết hợp hai phong cách kiến trúc ở phương Tây và phương Đông tạo ra một cảm giác mới lạ, độc đáo, làm nổi bật tổng thể ngôi nhà.
Phần đỉnh mái sẽ có thiết kế hơi thoải, cân đối với các mặt dốc của toàn bộ mái. Chính bởi vậy, mái Nhật giúp ngôi nhà trở nên cân đối và thanh thoát hơn.
Mẫu nhà mái Nhật thiết kế đơn giản, nổi bật không gian sống
Thiết kế đơn giản, phù hợp cho không gian
Thiết kế đơn giản của nhà mái Nhật luôn đề cao sự tiện lợi. Kể từ khi được du nhập vào Việt Nam, mái Nhật đã được điều chỉnh để phù hợp lối sống và điều kiện địa phương. Nói chung, mái Nhật phù hợp ứng dụng trong nhiều không gian và có rất ít loại mái có thể thỏa mái và nổi bật khi được sử dụng trong nhiều không gian như mái Nhật. Bạn có thể áp dụng mái Nhật cho nhà cao tầng, nhà cấp 4 hay resort, villa,...
2. Nhược điểm của nhà mái Nhật
Vì mái Nhật có độ dốc không cao nên khả năng thoát nước sẽ không nhanh, vì vậy mái Nhật không mấy phù hợp theo những khu vực thường phải hứng chịu mưa giông.
II. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA NHÀ MÁI THÁI
Trên đây là điểm cộng và điểm trừ của nhà mái Nhật và nội dung tiếp theo trong bài chia sẻ về ưu nhược điểm của nhà mái Nhật và nhà mái Thái, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mái Thái.
Mái Thái là một loại mái có độ dốc khá lớn, được du nhập từ Thái Lan và rất được ưa chuộng trong xây dựng các công trình thiết kế nhà cấp 4 hoặc từ 2-4 tầng. Nó linh hoạt và dễ kết hợp với nhiều phong cách kiến trúc từ cổ điển đến hiện đại.
Khi xây dựng nhà mái Thái, mức độ dốc thường xấp xỉ khoảng 30 độ, với chiều xuôi mái ngói tối đa là 10m. Nếu chọn độ dốc lớn hơn, khoảng cách chiều xuôi nên từ 10-15m. Quá trình lắp lợp thường diễn ra từ phải sang trái và từ dưới lên trên, cần chú ý đến việc duy trì khoảng cách vừa đủ giữa các ngói. Sau khi lắp xong, việc vệ sinh và sơn lớp mái giúp đảm bảo độ bền của mái.
Mẫu nhà mái Thái tôn lên vẻ đẹp thanh thoát và tinh tế cho ngôi nhà
Ban đầu, các công trình này chủ yếu lợp bằng ngói Thái, thế nhưng về sau người ta đã sáng tạo nhiều kiểu mái ngói khác nhau như ngói sóng nhỏ, ngói sóng lớn, mái giả đá. Về hình dáng, mái Thái phổ biến với kiểu dáng chữ A có phần đua ra ngoài, tạo hình khối khoẻ khoắn cho tổng thể công trình.
Để tổng kết được ưu nhược điểm của nhà mái Nhật và nhà mái Thái, hãy cùng chúng tôi tiếp tục phân tích điểm cộng và điểm trừ của mái Thái ngay dưới đây:
1. Ưu điểm của mái Thái
Về công năng
Mái Thái được đánh giá cao về khả năng tản nhiệt, chống nóng, và thoát nước tự nhiên. Độ dốc vừa phải giúp nước mưa rơi xuống nhanh chóng mà không bị ứ đọng, từ đó bảo vệ ngôi nhà khỏi thấm dột và ngấm nước. Điều này không những giữ cho ngôi nhà mát mẻ mà còn gia tăng tuổi thọ của mái nhà.
Về thẩm mỹ
Với kiến trúc cao ráo, mái Thái tôn lên vẻ đẹp thanh thoát và tinh tế cho ngôi nhà. Sự song hành giữa mái Thái và các kiểu kiến trúc nhà hiện đại đầy khỏe khoắn giúp tăng sự thu hút cho công trình này.
Thiết kế nhà mái Thái hiện đại được nhiều gia chủ lựa chọn
Về phong thuỷ
Theo quan niệm phong thủy, mái Thái với dạng hình chóp và độ dốc tối ưu giúp gia chủ tránh được hiện tượng tích tụ hung khí. Sự lưu thông vượng khí suôn sẻ thông qua mái Thái có thể mang lại may mắn và tốt lành cho gia chủ.
2. Nhược điểm của mái Thái
Khi tìm hiểu về ưu nhược điểm của nhà mái Nhật và nhà mái Thái để biết nên lựa chọn mái nào, cần phải so sánh được nhược điểm của từng loại mái một.
Đối với mái Thái, do đặc trưng sở hữu độ dốc cao và độ bám chắc chắn nên cần đến thợ xây dựng có tay nghề cao và kỹ năng chuyên nghiệp.
Đặc biệt đối với các công trình xây dựng nhà nhiều tầng, biệt thự, việc xây mái Thái sẽ trở nên khó khăn hơn, tốn nhiều thời gian thi công. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí thi công mái Thái tăng cao. Vì vậy, để hoàn thành nhà mái Thái, theo mong muốn, bạn sẽ cần đầu tư nhiều hơn.
Nếu mái Thái đã đổ bê tông thì không lên thêm được tầng và khách hàng phải chấp nhận đập mái đi nếu muốn lên tầng. Điều này khá tốn công sức và thời gian.
III. NÊN CHỌN MÁI THÁI HAY MÁI NHẬT?
Sau khi tìm hiểu về ưu nhược điểm của nhà mái Nhật và nhà mái Thái, bạn đã biết nên chọn loại nào chưa? Thực tế, để biết loại mái nào phù hợp, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng nhiều yếu tố, từ hình dáng đến chi phí và phong cách thiết kế.
Về hình dáng, nhà mái Thái nổi bật với thiết kế chóp nhọn, tạo nên vẻ đẹp cầu kỳ và tinh tế, trong khi nhà mái Nhật có độ bằng tương đối ở đỉnh chóp, mang đến sự ấn tượng ấm áp và gần gũi với thiên nhiên. Quan trọng khi lựa chọn là tìm kiếm loại mái phù hợp phong cách, khả năng thiết kế thi công, cũng như điều kiện sống cụ thể của gia chủ.
Mẫu nhà mái Thái sân vườn rộng rãi
Tính đến chi phí, dựa trên ưu nhược điểm của nhà mái Nhật và nhà mái Thái vứa được phân tích ở trên, có thể đúc rút ra, xây nhà mái Thái thường đòi hỏi kinh phí cao hơn so với nhà mái Nhật nếu cùng phong cách kiến trúc và cùng diện tích kích thước nhà. Việc sử dụng bê tông mái dốc trong thi công mái Thái là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt về chi phí so với những mẫu nhà mái Nhật.
Ngoài ra, bạn nên cân nhắc chọn mái Nhật nếu hướng đến thiết kế không gian sống hoà mình vào thiên nhiên, tạo ra cảm giác gần gũi và thư thái. Trái lại, mái Thái thích hợp với ngôi nhà thiết kế cầu kỳ hơn, đề cao hình khối và ý muốn tạo nên điểm nhấn nghệ thuật mạnh mẽ trong không gian sống.
Trước khi quyết định, hãy cân nhắc kỹ lưỡng từng yếu tố và tìm sự tư vấn từ các chuyên gia thiết kế để chọn lựa đúng loại mái phù hợp nhất với ngôi nhà và phong cách sống của bạn.
Có thể bạn quan tâm: Khám phá mẫu thiết kế nhà mái thái 200m2 có sân vườn đẹp, tiết kiệm chi phí
Trên đây là những chia sẻ ưu nhược điểm của nhà mái Nhật và nhà mái Thái mà Alo Nhà Xinh muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng, thông qua đây sẽ giúp bạn quyết định được nên xây nhà mái Nhật hay nhà mái Thái. Nếu cần được tư vấn thiết kế để có công trình xây dựng hoàn hảo nhất, hãy liên hệ đến với đơn vị chúng tôi theo số hotline.
- Xây dựng khách sạn – kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn năm 2024 không nên bỏ lỡ
- Điểm danh top 5 mẫu sân pickleball đẹp tăng tỷ lệ lấp đầy sân hơn 90% năm 2024
- Bí quyết thi công sân pickleball ngoài trời đạt chuẩn, tối ưu chi phí
- Cập nhật báo giá chi tiết và lưu ý thi công mái che cho sân pickleball đạt chuẩn
- Khởi nghiệp với sân pickleball - Cơ hội vàng cho nhà đầu tư