Bạn có từng suy nghĩ “có nên thuê thiết kế kiến trúc cho nhà ở” của mình chưa? Chắc hẳn có không ít người sẽ suy nghĩ rằng việc thuê thiết kế kiến trúc nhà ở thật tốn kém, chỉ với vài được vạch ngang, kẻ dọc đã tốn một khoản chi phí. Trong khi đó xây nhà còn biết bao khoản phải lo, tiết kiệm được chi phí nào hay chi phí đó. Thế rồi bạn dạo quanh thấy một ngôi nhà đẹp, lại giống với thế đất của mình, thế là “copy” nó về, sử dụng nguyên bản thế để dùng cho không gian của chính mình.
Bạn có từng suy nghĩ “có nên thuê thiết kế kiến trúc cho nhà ở” của mình chưa?
Thậm chí bạn còn cẩn thận tìm mượn bản thiết kế của chủ nhà hoặc tìm hiểu ai nhận thầu cho công trình đó thì mời về làm cho nhà mình. Vậy bạn có biết rằng sẽ có rất nhiều “nguy cơ” tiềm ẩn nếu làm như thế? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thấy cái nhìn rõ ràng nhất khi “mượn ý tưởng” bên ngoài.
CÓ NÊN THUÊ THIẾT KẾ HAY KHÔNG?
Một lần sợ tốn…
Bạn yên tâm nghĩ rằng đã chuẩn bị kỹ càng mọi thứ, từ bản thiết kế “copy” cho đến đơn vị nhận thầu trước đó. Giờ thì không lo ngôi nhà của bạn sẽ không được hoàn thiện như mong muốn rồi.
Thế nhưng trong quá trình thi công bạn lại muốn thay đổi một vài chi tiết trong nhà để phù hợp hơn với sở thích của mình. Nếu như thay đổi những chi tiết nhỏ như số bậc cầu thang, chiều cao của từng tầng, số lượng cửa sổ trong nhà,.. thì còn dễ xoay sở. Khi bạn nói với chủ thầu họ sẽ vui vẻ thay đổi theo ý kiến của bạn.
Nhưng rồi trong khoảng thời gian xây nhà bạn lại tiếp tục muốn thay đổi các chi tiết lớn hơn, bạn không muốn ngôi nhà của mình lại không hợp sở thích của chính mình thế rồi nói với chủ thầu. Việc công trình đang dần hoàn thiện, sự thay đổi trong các chi tiết lớn sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu của công trình, chưa nói đến việc nhà thầu sẽ cảm thấy “phiền” vì bạn thay đổi liên tục. Thế rồi bạn ở tình huống “tiến thoái lưỡng nan”, không thay đổi thì không được, mà thay đổi ý kiến liên tục lại làm ảnh hưởng đến tiến độ công trình, chi phí đã dự trù ban đầu,...
... bốn lần chẳng xong!
Khi xảy ra tình huống trên bạn sẽ phải gặp những vấn đề “khó nhằn” nảy sinh như:
- Sự mâu thuẫn với chủ thầu thi công: Khi bước vào nhận công trình thi công, thông thường giữa chủ nhà và nhà thầu sẽ có những thỏa thuận nhất định về giá cả. Thế nhưng trong quá trình thực hiện bạn lại “tự ý” thay đổi thiết kế công trình, nhà thầu muốn tăng khoản phí phát sinh nhưng bạn lại không đồng ý vì sự thay đổi vẫn nằm trong số mét vuông xây dựng đã thỏa thuận trước đó. Khi cả hai có sự “bất đồng” trong tiếng nói thì quả trình xây nhà sẽ xảy ra những vấn đề không đáng có. Thử nghĩ mà xem, bạn không có kinh nghiệm trong xây dựng, nếu nhà thầu “chơi xấu” thì có trời mà biết.
Không phải thiết kế nhà ở nào cũng sẽ phù hợp với bạn
- Lãng phí về tiền bạc lẫn thời gian: Điều này là dễ nhận thấy nhất, đáng lý với thiết kế như thế thì công trình sẽ hoàn thành nhanh chóng trong vòng 5 - 6 tháng, thế nhưng vì bạn cứ liên tục thêm thắt, thay đổi chi tiết của ngôi nhà sẽ khiến thời gian thi công tăng cao hơn, chưa nói đến là nguyên vật liệu cũng sử dụng nhiều hơn, làm lãng phí về tiền bạc lẫn thời gian.
- Tâm trạng của bạn trở nên mệt mỏi: Nhà ở là nơi nghỉ ngơi, đi cùng bạn đến cuối đời. Ai khi xây dựng nhà ở đều mong muốn sở hữu một ngôi nhà trong mơ, phù hợp với sở thích của mình. Thế nhưng ngôi nhà của bạn lại gặp nhiều vấn đề trong xây dựng, bạn cũng phải lo lắng đến nhiều việc khác nhau, đầu óc sẽ bị căng thẳng không thể tập trung vào cuộc sống xung quanh nữa.
Bạn đã nhận ra sai lầm
Khi hình thành các rủi ro bạn nhận thấy mình đã sai lầm, rằng khâu thiết kế công trình không phải là việc làm đơn giản. Người thiết kế không phải tự ý vẽ, vạch công trình của bạn mà sẽ dựa theo ý nguyện, sở thích của bạn mà hoàn thành, sẽ đưa ra những giải pháp hiệu quả để bạn có một ngôi nhà tốt nhất, hoàn hảo nhất.
Nhưng nếu bản thân bạn đang rơi vào trường hợp trên vậy chẳng phải sẽ không “quay đầu lại được”, phá dỡ thì không thể mà tiếp tục lại không được.
Từ nhiều quan niệm khác nhau
Mỗi người đều sẽ có những quan điểm khác nhau đối với ngôi nhà, không gian sống của mình sau này.
Mỗi một chi tiết, một khâu trong quá trình xây nhà đều có vai trò riêng của nó
Có người cho rằng nhà ở chẳng qua cũng chỉ là một món hàng hóa. Phần đông lại nghĩ rằng nhà ở là nơi họ sẽ ở đến cả cuộc đời nên những sử dụng những vật liệu tốt nhất để hoàn thành. Người thì cho rằng nhà ở là sở hữu của riêng mình, phải tạo được dấu ấn riêng thế rồi bất chấp những quy luật nhất định trong xây dựng, cứ thế xây dựng ngôi nhà độc nhất, lạ nhất, chưa đâu từng có,...
Lưu ý đến từng chi tiết
Vì bạn không phải là người trong “nghề” nên đôi khi sẽ không hiểu rõ những chi tiết trong bản vẽ. Vì vậy khi tiến hành thiết kế kiến trúc nhà ở hoặc trong quá trình thi công bạn nên tìm đến một đơn vị uy tín, có như vậy mới có thể an tâm về chất lượng công trình của mình sau này.
Hy vọng bạn hiểu rằng trong quá trình xây dựng nhà ở, công trình, mỗi một chi tiết, một khâu đều có vai trò riêng của nó. Tất cả bổ trợ lẫn nhau để tạo nên một công trình hoàn chỉnh. Đừng vì muốn tiết kiệm, cắt giảm chi phí và gây ra những hậu quả không thể cứu vãn được.
- Hướng dẫn cách sử dụng thang thoát hiểm khi có hỏa hoạn
- 5 bước cần làm để nhận báo giá cầu thang thoát hiểm chính xác và minh bạch
- Tổng hợp các loại thang dây thoát hiểm phù hợp với từng công trình
- Các loại thang dây thoát hiểm chống cháy phổ biến
- Mẫu cầu thang thoát hiểm: thang cuốn, dây, tự động, đa năng