Dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng diện tích 100m2, 200m2, 300m2, 500m2, 1000m2 mới nhất năm 2024
Video về chúng tôi
video play
Liên kết Fanpage

Quý khách đang tìm kiếm dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng diện tích 100m2, 200m2, 300m2, 500m2, 1000m2 chính xác theo thị trường mới nhất nhất năm 2024? Việc dự trù trước chi phí thi công sẽ giúp chủ đầu tư chuẩn bị được kỹ lưỡng ngân sách phù hợp, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, đảm bảo tiến độ. Vì vậy, Alo Nhà Xinh sẽ mang đến cho quý khách bảng hạch toán chi phí xây dựng nhà xưởng cụ thể từ A - Z cực hữu ích qua bài viết dưới đây. 

 

Công trình nhà xưởng được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất 

 

Xem thêm: Dự toán chi phí nhà mái Nhật 1 tầng 4 phòng ngủ


I. TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG

 

Trước khi tìm hiểu về dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng diện tích 100m2, 200m2, 300m2, 500m2, 1000m2, chúng ta cần tìm hiểu chi tiết về kiểu công trình, cấu tạo cũng như cách thức thi công để có được góc nhìn rõ nét nhất. 

 

1.1. Công trình nhà xưởng là gì?

 

Hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam dần chuyển mình sang công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì các loại nhà xưởng cũng dần được quan tâm xây dựng rộng rãi. Đây được xem là công trình hữu ích và đặc biệt cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của nhiều công ty. 

 

Nhà xưởng được sử dụng với nhiều mục đích như sản xuất, làm kho bãi, bố trí máy móc, đầu tư dịch vụ,… Nhìn chung, nhà xưởng sẽ thường có quy mô khá lớn từ 100 đến 1000m2 với thiết kế đơn giản để tối ưu chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn, chống cháy, cách nhiệt, cách điện. 

 

Dễ dàng nhận thấy, nhà xưởng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy cần đầu tư kỹ lưỡng, tính toán và dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng diện tích 100m2, 200m2, 300m2, 500m2, 1000m2 chính xác, đáp ứng được mục đích sử dụng về lâu về dài. 

 

1.2. Cấu tạo của các công trình nhà xưởng

 

Phần lớn các loại nhà xưởng công nghiệp hiện nay đều có cấu tạo gồm 5 bộ phận cơ bản bao gồm:

 

  • Khung chịu lực: Đây được xem là bộ phận chịu lực cho toàn bộ nhà xưởng, quyết định đến kết cấu không gian bên trong thường được làm từ sắt thép hoặc bê tông.

  • Nền nhà xưởng: Do về sau nhà xưởng sẽ được sử dụng để làm nhà kho hoặc nơi sản xuất nên nền nhà cũng cần được đảm bảo được khả năng chịu lực, hạn chế sụt lún. 

  • Vách nhà xưởng: thường được làm từ tôn, thép tấm, panel hoặc xây từ gạch.

  • Hệ thống mái: Mái nhà xưởng là bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết bên ngoài nên cần sử dụng các loại vật liệu chất lượng để đảm bảo độ bền, cách âm, chống nóng, tạo không gian tiêu chuẩn cho các hoạt động sản xuất bên trong. 

  • Thiết bị nội thất: Để đi vào hoạt động, ngoài phần thô hoàn thiện, công trình nhà xưởng cũng cần phải trang bị đầy đủ thiết bị nội thất đặc biệt là các đường điện, nước, phòng cháy chữa cháy, an ninh. 

 

1.3. Quy trình thi công nhà xưởng 

 

Mỗi đơn vị chủ thầu sẽ đưa ra một quy trình thi công nhà xưởng khác nhau. Tuy nhiên, quá trình này cũng cần phải tuân theo một quy tắc chung để đảm bảo chất lượng, đưa vào sử dụng hiệu quả, khai thác tối đa công năng cần thiết.

 

Quy trình thi công nhà xưởng tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng

 

Dưới đây là 3 bước quan trọng không thể thiếu trong một quy trình thi công nhà xưởng tiêu chuẩn: 
 

  • Bước 1: Thu thập hồ sơ thi công: Ở bước này, đơn vị thi công sẽ tiến hành trao đổi và thu thập các thông tin cần thiết với chủ đầu tư bao gồm dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng diện tích 100m2, 200m2, 300m2, 500m2, 1000m2, mong muốn, yêu cầu, tính chất thổ nhưỡng, thời gian tiến hành, các thủ tục pháp lý liên quan,…

  • Bước 2: Lên bản vẽ chi tiết: Sau khi hiểu rõ về mong muốn của chủ đầu tư, đơn vị thi công sẽ bàn bạc và lên thiết kế hoàn chỉnh.

  • Bước 3: Thi công nhà xưởng và bàn giao công trình: Sau khi đã chốt thiết kế, đơn vị thi công bắt đầu xây dựng nhà xưởng hoàn chỉnh và bàn giao đúng tiến độ đã đặt ra. 

 

II. TỔNG HỢP CÁC KHOẢN CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG DIỆN TÍCH 100m2, 200m2, 300m2, 500m2, 1000m2

 

Trên thực tế, để dự toán được chính xác tuyệt đối chi phí xây dựng nhà xưởng diện tích 100m2, 200m2, 300m2, 500m2, 1000m2 là điều vô cùng khó khăn nếu không muốn nói là hoàn toàn không thể. Bởi, giống như nhiều công trình xây dựng khác, nhà xưởng cũng được hoàn thiện trên nhiều hạng mục khác nhau, mỗi loại lại có một báo giá riêng. Đó là còn chưa kể sự khác biệt về đơn giá vật tư lẫn nhân công ở mỗi đơn vị cung cấp. 

 

Điều này sẽ giúp quý khách hàng có được đa dạng lựa chọn phù hợp với điều kiện tài chính của bản thân nhưng cũng vô tình gây nên áp lực không nhỏ. Đâu mới là phương án thi công hợp lý với yêu cầu đặt ra? Chất lượng và độ bền có đảm bảo? Chính sách bảo hành như thế nào? Quý khách hàng cần phải đặc biệt dành thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng để tìm ra được lựa chọn thích hợp và khả thi nhất. 

 

Trong số đó, Alo Nhà Xinh với đội ngũ nhân công có tâm lẫn có tầm hơn 10 năm kinh nghiệm chính là một lựa chọn sáng suốt. Và để dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng diện tích 100m2, 200m2, 300m2, 500m2, 1000m2, chúng ta cùng tìm hiểu về 5 khoản mục quan trọng vô cùng cần thiết trong quá trình thi công bao gồm: 

 

  • Chi phí thi công, xây dựng công trình: như san lấp, đổ móng, gia cố nền, dựng cột, chống kèo, sơn sửa, lắp đặt điện nước, lát sàn,… Đây được xem là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi phí. 

  • Chi phí trang bị các loại máy móc sản xuất: để đi vào hoạt động, ngoài xây dựng hoàn thiện nhà xưởng, chủ đầu tư còn phải đầu tư vào thiết bị máy móc sản xuất với các chi phí như chi phí mua bán, chi phí nhân công vận hành, chi phí lắp đặt, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, chi phí điện năng,…

  • Chi phí quản lý: một dự án xây dựng nhà xưởng để đảm bảo tiến độ cũng như hiệu quả khi đi vào hoạt động không thể thiếu đi đội ngũ quản lý xuyên suốt từ khâu chuẩn bị đến thực hiện. 

  • Chi phí tư vấn: đây được đánh giá là khoản phí không quá bắt buộc khi xây dựng nhà xưởng. Tuy nhiên, nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công, vẫn còn mơ hồ trong quy trình tiến hành thì đây vẫn là hạng mục đáng để cân nhắc.

  • Chi phí dự phòng: sử dụng với mục đích xử lý các tình huống gây phát sinh thêm chi phí thực tế. 

 

III. CÁCH TÍNH TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG THEO M2 ĐƠN GIẢN

 

Dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng diện tích 100m2, 200m2, 300m2, 500m2, 1000m2 có thể được xác định trên nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, cách tính chi phí xây dựng nhà xưởng cơ bản và được áp dụng rộng rãi nhất chính là dựa trên số m2. Công thức cụ thể như sau:

 

Chi phí xây dựng nhà xưởng = Diện tích x Đơn giá xây nhà xưởng

 

Dự toán chi phí thi công nhà xưởng theo số mét vuông

 

Dễ dàng nhận thấy có 2 yếu chính quyết định trực tiếp đến kinh phí thi công nhà xưởng xây dựng công nghiệp chính là diện tích và đơn giá. Hai yếu tố này cũng sẽ không hề được cố định mà hoàn toàn có thể thay đổi tùy thuộc vào mỗi đơn vị thi công. Dưới đây là cách xác định cụ thể cho mỗi yếu tố: 

 

3.1. Cách xác định diện tích xây dựng

 

Hiện nay, không ít khách hàng đang nhầm lẫn giữa diện tích xây dựng và diện tích mặt bằng. Đây thực chất là hai yếu tố khác biệt nhưng vẫn liên quan đến nhau. Như để tính toán được diện tích xây dựng, quý khách sẽ cần nắm chính xác được diện tích mặt bằng dự định thi công nhà xưởng. Giá xây dựng nhà xưởng theo diện tích phổ biến như 100m2, 200m2, 300m2, 500m2, 1000m2,…

 

Diện tích xây dựng là tổng tất cả các hạng mục thi công cơ bản hoàn thiện nên công trình như nền móng, mái, sàn, cột, tường,… Công thức ước tính cụ thể cho từng hạng mục thi công như sau:
 

  • Diện tích tầng trệt: ước tính bằng 100% x diện tích sàn. 

  • Diện tích tầng 1, 2, 3,…: ước tính bằng 100% x diện tích sàn.

  • Diện tích mái: với mái tôn ước tính bằng 30% x diện tích sàn, còn mái bằng là 50% và mái ngói là 70%.

  • Diện tích móng: với móng bằng tương đương 50 đến 70% diện tích sàn. Còn móng cọc lại có chi phí được tính theo công thức: (đơn giá x số lượng cọc x kích thước cọc) + chi phí nhân công + hệ số đài móng x đơn giá x diện tích sàn. 

 

3.2. Đơn giá xây dựng nhà xưởng

 

Còn yếu tố thứ hai quyết định đến dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng diện tích 100m2, 200m2, 300m2, 500m2, 1000m2 là đơn giá thì hiện nay, quý khách sẽ tìm thấy 2 dịch vụ chính bao gồm:
 

  • Đơn giá thiết kế dao động từ 50 đến 80 nghìn đồng/m2.

  • Đơn giá thi công vào khoảng 2 triệu 500 nghìn đồng đến 3 triệu 500 nghìn đồng/m2.

 

IV. BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG DIỆN TÍCH 100m2, 200m2, 300m2, 500m2, 1000m2

 

Thực tế bảng dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng theo m2 với diện tích không đổi thì tuỳ vào từng lựa chọn của chủ đầu tư mà đơn giá sẽ có sự chênh lệch nhất định. Hiện nay, để thuận tiện cho quá trình tính toán, đơn giá xây dựng được tách bạch thành 3 loại bao gồm: 

 

4.1 Đơn giá xây dựng nhà xưởng theo vật tư

 

Với vật tư thi công khác nhau thì dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng diện tích 100m2, 200m2, 300m2, 500m2, 1000m2 sẽ ước tính theo 3 mức báo giá gồm:
 

  • Thi công nhà xưởng lắp ghép: 1,7 đến 2,6 triệu đồng/m2. 

  • Thi công nhà xưởng bê tông có 1 đến 3 tầng: 2,7 đến 3,7 triệu đồng/m2. 

  • Thi công nhà xưởng bằng gỗ: 6,5 đến 7,5 triệu đồng/m2.

  • Thi công nhà xưởng composite: 5,5 đến 9 triệu đồng/m2.

 

4.2. Đơn giá xây dựng nhà xưởng theo kiểu thiết kế 

 

Tương tự như trên thì dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng diện tích 100m2, 200m2, 300m2, 500m2, 1000m2 theo kiểu thiết kế có đơn giá bằng:
 

  • Đơn giá xây dựng nhà xưởng lắp ghép: 1,7 đến 2,6 triệu đồng/m2. 

  • Đơn giá xây dựng nhà xưởng bê tông truyền thống: 2,6 đến 3,1 triệu đồng/m2.

  • Đơn giá xây dựng nhà xưởng đơn giản: 1,4 đến 1,6 triệu đồng/m2.

 

4.3. Đơn giá xây dựng nhà xưởng theo diện tích 

 

Dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng diện tích 100m2, 200m2, 300m2, 500m2, 1000m2 ước tính bằng: 
 

  • Xây dựng nhà xưởng diện tích 100m2: 145 đến 160 triệu đồng.

  • Xây dựng nhà xưởng diện tích 200m2: 260 đến 290 triệu đồng.

  • Xây dựng nhà xưởng diện tích 300m2: 375 đến 450 triệu đồng.

  • Xây dựng nhà xưởng diện tích 500m2: 850 đến 960 triệu đồng.

  • Xây dựng nhà xưởng diện tích 1000m2: 1,2 đến 2,6 tỷ đồng. 

 

Tuy nhiên, quý khách cần lưu ý bảng dự toán được đề cập trên đầy đều chỉ mới được tính trên các hạng mục cơ bản. Thực tế còn vô vàn các hạng mục ngoài lề khác cũng được tính vào chi phí xây dựng như làm hồ sơ, xin cấp phép, thiết kế công trình, gia cố nền, vận chuyển, nhân công,… 

 

V. TỔNG HỢP 3 MẪU NHÀ XƯỞNG CHẤT LƯỢNG, HIỆN ĐẠI MỚI NHẤT NĂM 2024

 

Qua dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng diện tích 100m2, 200m2, 300m2, 500m2, 1000m2 chắc hẳn quý khách đã có được cho mình kế hoạch thi công phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của bản thân. Và để chọn lựa nhanh chóng một mẫu nhà xưởng ưng ý, quý khách đừng bỏ qua top 3 thiết kế rất được lòng đông đảo chủ đầu tư dưới đây:

 

Mẫu thiết kế nhà xưởng tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng

 

5.1. Mẫu thiết kế nhà xưởng thông minh, tiết kiệm năng lượng

 

Nếu quý khách đang tìm một thiết kế hiện đại, thông minh đặc biệt giúp tối thiểu điện năng tiêu thụ thì mẫu nhà xưởng ứng dụng hệ thống pin mặt trời chính là phương án lý tưởng. Đây còn được đánh giá là hình thức thi công đến từ tương lai, giúp bảo vệ môi trường, giảm thiểu tốt điện năng sản xuất từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được kha khá chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, pin mặt trời còn giúp doanh nghiệp chủ động trong quá trình sản xuất, không e sợ việc bị cúp điện đột ngột, làm gián đoạn hoạt động, ảnh hưởng hiệu suất. 

 

5.2. Mẫu thiết kế nhà xưởng ứng dụng hệ thống chiếu sáng tự nhiên

 

Bên cạnh sử dụng pin mặt trời, chủ đầu tư cũng có thể cân nhắc mẫu thiết kế nhà xưởng trang bị hệ thống chiếu sáng tự nhiên cũng đang rất được ưa chuộng thời gian gần đây. Kiểu nhà xưởng nhờ các khe sáng được thiết kế khéo léo giúp phân bố đều ánh sáng tự nhiên ở mọi khu vực, thường được ưa chuộng trong lĩnh vực trồng trọt hoặc sản xuất, chế biến. 

 

5.3. Mẫu thiết kế nhà xưởng kết hợp giữa thép tiền chế và bê tông truyền thống

 

Dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng kiểu thép tiền chế kết hợp bê tông truyền thống diện tích 100m2, 200m2, 300m2, 500m2, 1000m2 giúp chủ đầu tư tối ưu ngân sách, đặc biệt linh hoạt nâng cấp hoặc thay đổi quy mô khi có nhu cầu. Đơn vị thi công chỉ cần đơn giản tháo dỡ các linh kiện lắp ghép để thay thế hoặc mở rộng theo yêu cầu của chủ đầu tư. 

 

VI. TOP 3 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG

 

Dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng có thể chênh lệch giữa các công trình do sự khác biệt ở nhiều yếu tố. Dưới đây là 3 yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến ngân sách đầu tư quý khách hàng có thể tham khảo: 

 

Hình 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng

 

6.1. Kiểu thiết kế 

 

Với các công trình có thiết kế càng phức tạp, quy mô càng lớn thì tất nhiên cũng đồng nghĩa định mức chi phí xây dựng nhà xưởng cũng càng cao. Như công trình nhà xưởng 2 tầng chi phí sẽ “nhỉnh” hơn so với 1 tầng. Hay kiểu nhà xưởng hiện đại, thông minh sẽ cần đến ngân sách đầu tư cao hơn thiết kế đơn giản và thô sơ. 

 

6.2. Vật liệu sử dụng

 

Qua đơn giá từng dịch vụ thi công nhà xưởng trọn gói, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy chi phí vật liệu ảnh hưởng không nhỏ đến dự toán cuối cùng. Giá thành vật liệu thi công lại bị dao động lên xuống theo tình hình thị trưởng, số lượng sử dụng cùng đơn vị cung cấp. 

 

6.3. Đơn vị thi công

 

Và cuối cùng, yếu tố then chốt quyết định đến dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng có hợp lý và chính xác hay không chính là đơn vị thi công. Một đơn vị uy tín, dày dặn kinh nghiệm có thể thực hiện báo giá thi công nhà xưởng nhỏ sát nhất với kinh phí xây dựng thực tế, hạn chế tối đa tình trạng phát sinh gây bội chi ngân sách khó giải quyết. 

 

Bởi vậy, quý khách cần đặc biệt tìm hiểu và lựa chọn một đơn vị thi công uy tín, dày dặn kinh nghiệm, hợp đồng rõ ràng. Và để không bỏ sót một đơn vị đáng tin cậy trên thị trường, quý khách đừng quên đến ngay với Alo Nhà Xinh. Liên hệ với đơn vị chúng tôi, quý khách sẽ nhận được báo giá chi phí xây nhà xưởng rẻ nhất, chất lượng hàng đầu thị trường, cam kết về độ bền và thời gian sử dụng. 


Chắc hẳn, qua bài viết trên đây, quý khách đã có thể nắm chắc chi phí thi công nhà xưởng 100m2, 200m2, 300m2, 500m2, 1000m2 và tự mình tính toán cho công trình của bản thân. Nếu còn bất kì băn khoăn nào về dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng diện tích 100m2, 200m2, 300m2, 500m2, 1000m2, quý khách hãy nhấc máy gọi ngay đến số hotline để được hỗ trợ chi tiết.

 

Xem thêm:  Bản vẽ xây nhà mái thái cấp 4 100m2 tiết kiệm chi phí, đầy đủ tiện nghi

ý kiến khách hàng

Mọi yêu cầu, sự cố lo lắng của bạn sẽ được chúng tôi tư vấn, khảo sát miễn phí một cách chi tiết.

Anh Thanh - Quận Gò Vấp

Tương đối tốt. Kỹ sư tư vấn, giám sát nhiệt tình. Trong quá trình thi công khi có phát sinh vấn đề công ty xử lý rất kịp thời. Cần đẩy nhanh tiến độ hơn một chút.

Anh Đức - Quận Tân Bình

Cảm ơn Alô Nhà Xinh và đội thi công! Gia đình rất vui vì kết thúc công trình an toàn. Chúc Alô Nhà Xinh  phát triển lớn mạnh và bền vững.

Chị Kít - Quận 12

Đội thi công tốt, đảm bảo tiến độ. Tuy nhiên, cần bổ sung thêm thợ để có thể làm nhanh hơn nữa.

Anh Tèo - Quận 1

Tôi rất hài lòng về cách làm việc của Alô Nhà Xinh. Trách nhiệm làm việc và công tác thi công của đội quản lý rất tốt. Đội ngũ thi công đảm bảo an toàn và đạt tiến độ.

P.Linh Đông, Q.Thủ Đức

Rất hài lòng với căn nhà đang ở. Kỹ sư, đội thợ rất dễ thương.

X.Phước Kiển, H.Nhà Bè

Kỹ sư làm việc rất tốt, nhiệt tình giải quyết công việc, tận tâm, trách nhiệm, đảm bảo đúng tiến độ.

P.Phước Long A, Quận 9
icon