Trong một công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình lớn hay các tòa nhà cao tầng, phần cột bê tông giữ vai trò vô cùng quan trọng. Vậy bạn đã biết, làm cách nào để đổ bê tông cột không bị rỗ, giúp công trình trở nên thật hoàn hảo chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm lời giải đáp cho chính mình nhé.
Tìm hiểu nguyên nhân bê tông cột bị rỗ?
Hiện nay, không ít đơn vị thường xảy ra sơ sót trong công tác đổ bê tông, khiến cột lúc này bị rỗ. Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ấy có thể là:
- Đổ cốp pha không kín khít, theo đó làm chảy mất phần vữa xi măng.
- Công tác đổ cấp phối đá không được tiến hành hợp lý, cỡ đá không đều nhau hoặc do phần cát trong quá trình phối trộn quá nhiều.
- Việc trộn bê tông không đều.
- Bê tông đổ quá khô.
Có khá nhiều nguyên nhân khiến bê tông cột bị rỗ
Cách đổ bê tông cột không bị rỗ đúng theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng bê tông cột
Trước khi tiến hành cách đổ bê tông cột không bị rỗ phải kiểm tra cốp pha
Trên thực tế, các bước lắp và dựng cốp pha có ảnh hưởng khá lớn và có thể là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng cột bê tông bị rỗ. Chính vì thế, việc kiểm tra cốp pha trước khi tiến hành đổ bê tông cột là vô cùng cần thiết.
Các tiêu chuẩn phải đảm bảo trong khâu kiểm tra cốp pha bao gồm:
- Chân cốp pha cần được đặt đúng vị trí và chắc chắn, để khi đổ bê tông, chúng không bị xô lệch, bị nghiêng hoặc phình.
- Muốn đổ bê tông cột không bị rỗ thì bạn cần phải chú ý trong việc tưới để đủ làm ẩm cốp pha, nhất là trong trường hợp ván khuôn gỗ, tránh tình trạng ván hút hết nước của bê tông trong khoảng thời gian chờ đợi tháo dỡ.
Cách đổ bê tông cột không bị rỗ đúng tiêu chuẩn
Sau khi kiểm tra cốp pha đã đạt chuẩn cũng như đã chuẩn bị đầy đủ thiết bị và máy móc cần thiết trong công tác đổ bê tông, bạn đã có thể tiến hành đổ bê tông cột.
Để đổ bê tông cột không bị rỗ và đảm bảo chất lượng hoàn hảo nhất, đơn vị thi công cần chú ý và thực hiện theo đúng quy trình sau:
- Bước 1: Đưa bê tông vào khối đổ. Tùy theo bản thiết kế chi tiết của mỗi công trình khác nhau, bạn sẽ xác định được nên đổ bê tông cột đến đâu. Thông thường, cần đảm bảo chiều cao rơi tự do không quá 2m.
- Bước 2: Đưa đầm vào bể đầm. Cần lưu ý, đầm được đưa vào bên trong phải theo phương thẳng đứng và dùng đầm dùi để đầm. Đặc biệt, chiều sâu của mỗi lớp bê tông đầm dùi dao động khoảng từ 30 đến khoảng 50cm. Thực hiện đầm khoảng 20-40s/lần. Trong quá trình đầm này, tránh tuyệt đối việc làm sai lệch cốt thép. Do đầm bê tông có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bê tông, cho nên cần đầm chặt và đúng kỹ thuật.
- Bước 3: Tháo dỡ cốp pha. Việc tháo dỡ sẽ cần thực hiện sau 36 giờ. Sau khi tháo dỡ cốp pha, ta cần chú ý bảo dưỡng bê tông ít nhất là 2 – 4 ngày nhằm đảm bảo bê tông được chất lượng nhất.
Để công trình chất lượng, khâu đổ bê tông cột cần thực hiện đúng tiêu chuẩn
Một số chú ý về cách đổ bê tông cột không bị rỗ
- Tránh đổ bê tông cột trong điều kiện thời tiết không tốt vì sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng công trình nhà xây dựng.
- Trình tự đổ bê tông cột không bị rỗ cần phải thực hiện theo tiêu chuẩn: đổ từ xa đến gần và từ trong ra ngoài. Đổ theo từng lớp, từ vị trí thấp rồi mới đến vị trí cao hơn.
- Với bê tông tự trộn, cần cấp phối đúng tỷ lệ và tiêu chuẩn.
- Quá trình đổ bê tông không được tùy tiện ngừng mà phải thực hiện liên tục.
Cần lưu ý một số vấn đề để đổ bê tông cột không bị rỗ
Nếu xảy ra hiện tượng bê tông cột bị rỗ, xử lý như thế nào ?
Tình trạng bê tông cột bị rỗ thường sẽ rơi vào một trong hai trường hợp: rỗ bề mặt hoặc rỗ sâu. Nếu tình trạng rỗ sâu, chạm đến cốt thép và có mật độ khá dày, để đảm bảo an toàn, cần tiến hành đổ bê tông cột lại từ đầu theo đúng tiêu chuẩn.
Nếu bê tông cột chỉ bị rỗ bề mặt, ta có thể xử lý như sau:
- Nếu các vết rỗ nhỏ và có chiều sâu không quá lớn, diện rỗ không rộng, có thể tiến hành đục và trát vữa xi măng kín lại. Khi trát, nên dùng bay miết mạnh để vữa bám chắc hơn vào phần bê tông bên trong.
- Với vết rỗ nông nhưng lại bị trên diện rộng, sau khi đục và rửa sạch phần bê tông rỗ, có thể dùng súng phun vữa để cải thiện tình trạng.
Có thể khắc phục tình trạng bê tông bị rỗ nếu trường hợp không quá nặng
Sau khi công tác thiết kế hoàn tất thì việc thi công công trình phải được tiến hành triển khai một cách chuyên nghiệp và chặt chẽ. Theo đó, khâu đổ bê tông cột cần đặt biệt chú trọng, bởi nó có tác động rất lớn đến độ chắc chắn cũng như chất lượng công trình. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về quy trình cũng như cách thức đổ bê tông cột không bị rỗ nhằm giám sát kỹ thuật trong quá trình thi công được thuận tiện hơn.
- So sánh thang dây và thang thoát hiểm cố định - Đâu là lựa chọn an toàn hơn?
- Cách thoát hiểm thông minh với 8 kỹ năng khi có hỏa hoạn để tự cứu mình
- Tổng hợp quy định mới nhất về thang thoát hiểm chống cháy
- Tầm quan trọng và tiêu chuẩn thiết kế cầu thang thoát hiểm thông minh
- Tiêu chuẩn thiết kế, thi công thang phòng cháy chữa cháy