Bạn đang muốn cải tạo nhà thành khách sạn hạng sang do hình thức cải tạo này mang đến cơ hội kinh doanh, tiềm năng lợi nhuận thương mại cao cho gia chủ, đặc biệt với tiềm năng du lịch phát triển mạnh như Việt Nam. Tuy nhiên việc cải tạo từ một thiết kế nhà thành một khách sạn hạng sao không dễ, gặp khá nhiều khó khăn, chỉ cần một chi tiết nhỏ không phù hợp cũng ảnh hưởng đến chất lượng, tính thẩm mỹ, tiềm năng thu hút khách hàng. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, đừng bỏ lỡ những thông tin về phương án cải tạo thông minh giúp bạn biến ý tưởng thành tiềm năng sinh lời trong tương lai.
Tiềm năng lợi nhuận từ cải tạo nhà thành khách sạn
Trước thị trường bất động sản có nhiều biến động, giữa việc thanh lý nhượng bán so với cải tạo nhà thành khách sạn, thì phương án cải tạo được đánh giá cao hơn. Tại sao vậy? Điều này được lý giải bởi những lý do sau:
- Thứ nhất, với kết cấu cũ, xuống cấp thay vì để trống không hoặc không đồng tư xây dựng, cải tạo nhà thành khách sạn giúp tận dụng không gian tiết kiệm đầu tư. Thực tế có thể thấy chi phí cải tạo sẽ nhỏ hơn so với việc xây mới toàn bộ vì vậy cải tạo sẽ là một giải pháp đầu tư hiệu quả vừa tiết kiệm vừa tối đa hóa lợi nhuận.
Cải tạo nhà thành khách sạn - ý tưởng kinh doanh tiết kiệm chi phí
Xem thêm: Cải tại nhà ở thành văn phòng cho thuê
- Thứ hai, kinh doanh khách sạn được xem là ngành kinh doanh một vốn bốn lời, có tỷ suất lợi nhuận cao đặc biệt khi kinh doanh tại các vị trí điểm du lịch với lợi thế đầu tư ngắn hạn, thu lợi dài hạn và rủi ro thấp.
Theo giá dịch vụ khách sạn quy mô nhỏ hiện nay, mức giá thuê khách sạn dao động từ 300.000 - 450.000 đồng/ phòng/ ngày tùy từng chất lượng. Theo khảo sát trung bình tỷ lệ sử dụng phòng sẽ rơi vào khoảng 30-40% tương ứng với doanh thu cho một căn nhà 4 tầng 100m2 gồm 9 phòng khoảng 28.000.000 - 36.000.000 đồng/ tháng.
Nếu vị trí căn nhà gần khu du lịch, những tháng cao điểm tỷ lệ sử dụng phòng có thể lên đến 70 - 80 % tương ứng 65.000.000 - 85.000.000 đồng/ tháng.
Đặc biệt sau 2 năm ảnh hưởng của dịch bệnh, nhu cầu du lịch lưu trú của khách nội đại và khách trong nước có dấu hiệu phục hồi trở lại và tăng lên nhanh chóng. Đây được xem là dấu hiệu đáng mừng, triển vọng phát triển mạnh các dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng như khách sạn.
Tiềm năng kinh doanh khách sạn phát triển mạnh sau đại dịch
Với 2 lý do trên có thể thấy việc cải tạo sửa chữa nhà ở thành khách sạn là một ý tưởng kinh doanh mới mẻ, xu thế phát triển mạnh và đem lợi giá trị lợi nhuận lâu dài cho gia chủ.
Cùng tìm hiểu ý tưởng cải tạo nhà ở thành khách sạn qua nội dung bài viết dưới dưới đây nhé
Bật mí 4 ý tưởng cải tạo nhà ở thành khách sạn hạng sang hút khách cho chủ đầu tư
Thiết kế sảnh khách sạn tạo điểm nhấn ngay từ cái nhìn đầu tiên
Được ví như bộ mặt của khách sạn, thiết kế sảnh luôn có vị trí đặc biệt. Không chỉ là cửa ngõ đón tiếp khách hàng, đây còn là không gian để các thượng đế cảm nhận rõ sự chuyên nghiệp, đẳng cấp của dịch vụ quyết định quan trọng đến đi hay ở. Vì vậy việc thiết kế điểm nhấn cho khách hàng từ cái nhìn đầu tiên đồng nghĩa chắc chắn bạn đã níu chân khách hàng.
Không gian sảnh quá nhỏ sẽ là trở ngại lớn trong việc di chuyển và thiết để. Vì vậy không gian phòng khách cần được mở rộng hết cỡ cả về chiều ngang và chiều sâu, loại bỏ các vách ngăn không gian phòng bếp với phòng khách.
Một hạn chế của nhà ở cần thay đổi trong quá trình cải tạo thành khách sạn đó chính là hệ thống cửa. Nhiều ngôi nhà lựa chọn cửa gỗ để tạo vẻ đẹp sang trọng tuy nhiên với thiết kế sảnh thì lựa chọn cửa gỗ có phần hạn chế. Cửa gỗ giảm diện tích phòng đồng thời không phô diễn được trọn vẹn không gian bên trong khó kết nối với khách hàng. Thay vào đó lựa chọn hệ thống cửa kính sẽ là điểm cộng vừa trang nhã, hiện đại vừa tôn trọn được chất lượng dịch vụ khách sạn.
Điểm nhấn khác không thể thiếu đó là không gian ánh sáng. Cần lựa chọn những gam màu phù hợp với thiết kế nội thất của sảnh để tạo sự đồng bộ và hài hòa nhất. Bạn có thể lựa chọn kết hợp đèn trắng tạo vẻ đẹp tươi sáng hoặc đèn vàng tạo cảm giác ấm cùng.
Đừng quên thiết kế quầy lễ tân trong không gian sảnh khách sạn. Tùy thuộc vào diện tích chiều ngang của căn hộ để lựa chọn các bố trí kiểu dáng quầy lễ tân, nếu không gian sảnh diện tích từ 15-20m2 nên chọn thiết kế kiểu chữ chữ L, nếu rộng hơn thì quầy chữ U, hay chữ I sẽ cân xứng và ấn tượng hơn.
Cụ thể, với mẫu quầy hình chữ L cho không gian sảnh từ 15 - 20m2, chiều dài nên lựa chọn là 1.8 m sẽ có mức giá như sau:
- Mẫu quầy hình chữ L bằng nhựa Alu: 3.600.000 - 3.900.000 đồng/m..
- Mẫu quầy chữ L bằng gỗ: 3.900.000 - 4.100.000đồng/m.
- Mẫu quầy chữ L bằng đá giá nhỉnh hơn từ 4.300.000 - 4.500.000 đồng/1m.
Không gian sảnh rộng hơn, diện tích khoảng từ 20 -30m2 thì nên lựa chọn quầy hình chữ I hoặc chữ U để tạo sự cân xứng với chiều dài khoảng 2-2.2m. Cũng tương tự mức giá quầy chữ L nhưng tổng chi phí của quầy chữ U, và chữ I khi đó sẽ khoảng 4.000.000 - 5.500.000 tùy từng loại chất liệu.
Không gian sảnh hiện đại mẫu nhà diện tích nhỏ
Đảm bảo vị trí giao thông thuận tiện
Sự thuận tiện về giao thông trong khách sạn cũng là yếu tố cần lưu tâm khi cải tạo, sửa chữa nhà thành khách sạn. Đối với mẫu nhà ống, nhà mặt phố diện tích nhỏ nên tối ưu diện tích hành lang mở rộng không gian tối đa để tạo cảm giác thoải mái. Góp phần tăng thêm sự tiện ích, cải tạo nhà thiết kế thêm thang máy sẽ giúp việc di chuyển lên xuống thuận tiện và đã mất sức hơn.
Mở rộng hành lang giao thông thuận tiện cho việc di chuyển
Xem thêm: Cải tạo nhà ở thành spa
Cải tạo không gian, lên ý tưởng hướng đến không gian nghỉ dưỡng đáng sống
Trải nghiệm nghỉ dưỡng là một trong những yếu tố dịch vụ lưu trúc mang lại. Vì vậy không đơn thuần là nơi để tận hưởng dịch vụ, căn phòng khách sạn cần nhiều hơn một dịch vụ đó là sự trải nghiệm tiện ích, không gian nghỉ dưỡng. Với những căn phòng có diện tích nhỏ cần lược bớt những chi tiết phức tạp, quá nhiều vật dụng sẽ khiến cho diện tích căn phòng bị thu hẹp hơn. Một vài ý tưởng setup không gian nghỉ dưỡng khách sạn được yêu thích:
- Thiết kế không gian phòng mở, tạo cảm giác gần gũi với thiên
Tận dụng tối đa không gian mở, làm mở khoảng cách giữa phòng ngủ và thiên nhiên, tận dụng tối đa ánh sáng là một ý tưởng cải tạo khá ấn tượng. Đưa mảng xanh vào thiên, thay thế vách ngăn tường bằng hệ thống cửa kính, ban công sẽ tạo nên một tổng thể tươi mát tràn đầy sức sống.
- Tối ưu từng không gian theo chủ đề riêng
Ý tưởng cá nhân hóa ngày càng được chú trọng, mang đến cho khách lưu trú những dịch vụ, trải nghiệm nghỉ dưỡng khác nhau. Sẽ như thế nào nếu không gian mỗi phòng được cải tạo với những chủ đề riêng khác nhau có thể là chủ đề 4 mùa, chủ đề gam màu, hay phong cách hiện đại, hay cổ điển.
Loại bỏ chi tiết phức tạp giúp mở rộng diện tích không gian phòng khách sạn
Đảm bảo sự riêng tư cần có cho mỗi không gian
Chẳng một khách lưu trú nào mong muốn không gian nghỉ dưỡng thư giãn của mình bị ảnh hưởng bởi những tiếng ồn xung quanh phải không nào. Vì vậy khi cải tạo nhà thành khách sạn cần tính gia tăng tính cách âm chống ồn giữa các không gian phòng với nhau. Các phương án xây bổ sung lớp tường với bên trong có sử dụng khoáng rockwool, hoặc bông thủy tinh có độ dày từ 5cm trở lên hay bổ sung lớp cao su non, cao su lưu hóa, xốp XPS,…. sẽ góp phần giúp hiệu quả cách âm như mong muốn.
Chi phí cải tạo nhà ở thành khách sạn hạng sang
Chi phí cải tạo nhà ở thành khách sạn phụ thuộc vào rất nhiều yêu tố, vì vậy việc đưa ra một con số cụ thể là không khả thi. Ví dụ cải tạo căn nhà có diện tích 100m2 4 tầng thành khách sạn có chi phí cải tạo dao động trong khoảng từ 500 - 600 triệu đồng. Điều này dễ hiểu bởi trên thực tế tùy thuộc vào hiện trạng công trình, các hạng mục công trình cần cải tạo, chất liệu nên mức giá cũng có sự khác biệt.
Tuy nhiên nhìn chung việc cải tạo thiết kế biến từ công năng nhà ở sang khách sạn kinh doanh sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với sửa nhà thông thường. Do đó khi có ý tưởng cải tạo nhà ở thành khách sạn bạn nên lựa chọn đơn vị tư vấn, tham khảo mẫu thiết kế từ đó lên kế hoạch cụ thể, dự toán chi tiết chi phí, nguồn ngân sách cần dùng để tiến hành cải tạo. Dưới đây là chi phí cụ thể của một số hạng mục trong quá trình cải tạo bạn có thể tham khảo:
STT | Hạng mục | Đơn giá |
1 | Phá dỡ tường | 40.000 - 60.000 |
2 | Đục phá nền gạch cũ | 40.000 - 80.000 |
3 | Đục bỏ gạch ốp tường cũ | 50.000 - 100.000 |
4 | Đục phá sàn bê tông | 100.000 - 120.000 |
5 | Tháo dỡ cửa sổ cửa sắt | 150.000 - 170.000 |
6 | Xây tường gạch | 200.000 - 400.000 |
7 | Tô tường vữa xi măng | 130.000 - 150.000 |
8 | Tô trần bê tông | 150.000 - 200.000 |
9 | Ốp lát gạch | 300.000 - 500.000 |
11 | Sơn nội ngoại thất | 250.000 - 400.000 |
12 | Thi công lại hệ thống điện | 150.000 - 170.000 |
13 | Thi công lại hệ thống nước | 150.000 - 170.000 |
14 | Thiết kế | 100.000 - 200.000 |
Lưu ý mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, trên thực tế có thể thay đổi đôi chút tùy theo công trình và giá nguyên vật liệu từng thời điểm. Do đó để cập nhật mức giá chính xác cho hạng mục cải tạo nhà ở thành khách sạn hạng sang, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được bao giá chi tiết.
Tổng hợp 10+ mẫu khách sạn đẹp chuẩn sao dẫn dầu xu hướng 2023
Xem thêm: Cải tạo nhà ở thành căn hộ dịch vụ
Với hơn 10 năm hoạt động trong nghề chúng tôi tự tin mang đến cho bạn chất lượng cải tạo nhà ở thành khách sạn đảm bảo chất lượng, tính thẩm mỹ cùng tiềm năng hút khách trong tương lai. Hàng ngàn khách hàng đã lựa chọn và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi. Còn bạn thì sao? Nếu bạn đang có nhu cầu biến căn nhà cũ thành khách sạn - con gà đẻ trứng trong tương lai hãy nhanh tay nhấn hotline để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
- Phương pháp tối ưu chi phí khi làm gác lửng bằng tấm cemboard
- 3 tiêu chuẩn vàng khi cải tạo sửa chữa khách sạn cao cấp
- Xu hướng tối ưu chi phí khi thi công sàn đúc giả bằng khung thép - phổ biến trong nhà phố, nhà cấp 4
- 4 Hạng mục không thể bỏ qua khi muốn cải tạo khách sạn cũ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian
- Thi công sửa chữa khách sạn – bài toán cạnh tranh, tăng khả năng thu hồi vốn nhanh chóng