Vào mùa mưa nhà bạn cũ kỹ và bị dột, bạn không biết nguyên nhân tại sao? Bạn cần giải pháp chống dột mái tôn? Nếu đây là vấn đề bạn đang gặp phải? Hãy liên hệ chúng tôi.
Công tác dọn vệ sinh mái tôn
Tại sao phải chống dột mái tôn?
Mái tôn là vật liệu phổ biến hiện nay, vậy tại sao nó lại thông dụng đến như vậy? Muốn biết nguyên nhân tại sao nó bị dột vậy ta phải tiềm hiểu xem mái tôn là gì? Để có một giải pháp chống dột mái tôn tối ưa nhất.
Mái tôn được gọi là tấm lợp nhắm bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi tác động của tự nhiên như mưa gió, bão bùng.
Hiện nay trên thị trường, mái tôn có nhiều màu sắc, kiểu dáng và có giá cả khác nhau tùy thuộc vào vật liệu sản xuất, cũng như nhu cầu sử dụng và kết cấu của công trình bạn có thể lựa chọn cho công trình của mình.
Các loại mái tôn phổ biến trên thị trường
Bạn có thể xem thêm một số nguyên nhân bị thấm cho nhà mới xây tại đây: http://alonhaxinh.vn/6-dieu-can-biet-trong-quy-trinh-chong-tham-cho-nha-moi-xay
-
Tôn cách nhiệt
Cấu tạo mái tôn này bao gồm 3 lớp: Lớp tôn bề mặt, lớp PU, lớp PP/PVC sở hữa điểm chống nóng, cách âm tốt.
Mẫu tôn cách nhiệt PU.
-
Tôn lạnh
Được phủ một lớp mạ hợp kim nhôm kẽm nên tôn lạnh sở hữa khả năng chống ăn mòn, chống rỉ sét tốt
-
Tôn cán sóng
Có nhiều loại tôn cán sông trên thị trường như tôn 5 sóng, sóng vuông 7 sóng, sóng vuông 9 sóng, tôn seamlock, tôn sáng
Những ưu điểm của nhà khi lợp mái tôn:
- Tuổi thọ cao: Thông thường độ bền sử dụng cho mái tôn từ 20 - 40 năm.
- Tính thẩm mỹ cao: Mẫu mã đa dạng, dễ tạo hình kiến trúc
- Bền, nhẹ, dễ thi công
- Hiệu quả kinh tế cao
- Khả năng chóng nóng tốt: ví dụ tôn Pu cách nhiệt rất tốt
==> Sở dĩ mái lợp bằng tôn bị dột là do cấu tạo của nó. Chiều dày mái tôn mỏng, dễ bị ngoại cảnh tác động vào gây thủng tôn, vật liệu tôn làm bằng kim laoij nên dễ bị oxy hóa, kỹ thuật thi công đơn giản nên dễ làm cho gia chủ chủ quan trong công việc thi công. Khiến thi công không đúng kỹ thuật gây dột.
Hoặc cũng có thể là do những mối nối, cố định các tấm mái tôn gặp vấn đề. Qua nhiều thời gian sử dụng, các vật dùng để cố định như gioăng cao su tại bộ phận mũ đinh, đinh bị hỏng, mục... có thể tạo lỗ hổng, lỗ rò trên bề mặt mái tôn, dẫn nước từ mái chảy từ mái xuống nhà.
“Nhà dột từ nóc dột xuống” là điều mà không ai mong muốn.Vì vậy công việc chống dột mái tôn là điều hết sức cần thiết.
Chống dột mái tôn là gì?
Chống dột mái tôn là những biện pháp nhằm chỉnh sửa, khắc phục những lỗ hổng, vết nứt, lỗ rò trên bề mặt mái tôn. Tùy theo những vấn đề mà mái tôn gặp phải mà ta sẽ có những biện pháp khắc phục phù hợp.
Xác định vấn đề mái tôn thường hay gặp phải để có giải pháp chống dột mái tôn phù hợp
-
Bị dột từ những mũ đinh.
-
Dột từ những vị trí nối tôn, nhất là phía cuối mái
-
Dột từ những vị trí tôn bị thủng lỗ, kém chất lượng.
Giải pháp chống dột mái tôn.
Bước 1: Lên kế hoạch, xác định nguyên nhân
Bước 2: Xác định thời gian thi công: Chọn một ngày không mưa thuận tiện cho việc chống dột, không quá nắng ảnh hưởng đến việc thi công.
Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ: Bàn chải cước vệ sinh mái tôn, súng bắn siliconm, keo chống thấm, miếng dán chống dột, máy bắn vít..v..v..v
Bước 4: Chuẩn bị nhân công lành nghề để thi công công được hiểu quả và đúng kỹ thuật
Bước 5: Tiến hành công việc chống dột mái tôn
Có 3 nguyên nhân gây dột ở mái tôn là: dột ở vị trí tôn bị thủng; dột ở vị trí nối mái; dột ở vị trí mũ đinh.
Dù bất kỳ nguyên nhân là thế nào đi nữa thì công việc đầu tiên của chống dột mái tôn là vệ sinh sạch sẽ vị trí bị dột, sau đó mới tiến hành những công việc tiếp theo.
-
Vị trí tôn bị thủng
-
Nguyên nhân: Những vị trí lâu do vật liệu tôn bị oxy hóa, ăn mòn, tôn kém chất lượng, do tác động bên ngoài như vật nhọn rơi vào, lưa ý nếu bị nhiều quá có thể xét đến phương án thay lại mái tôn.
-
Biện pháp khắc phục:
+ Bước 1: Xác định vị trí bị dột.
+ Bước 2: Cắt một miếng tôn lá to hơn vị trí thủng.
+ Bước 3: Dán hoặc bắt đè miếng tôn cắt lên vị trí thủng.
+ Bước 4: Bơm keo Silicon lên các mép tiếp giáp xung quanh giữa miếng tôn dán và mái tôn được dán hoặc đầu vít tôn bị bắt đè lên.
-
Chống dột mái tôn ở vị trí nối mái, nối máng xối, vị trí phễu thu nước.
-
Nguyên nhân: Dột từ những vị trí nỗi mái tôn không chồng mí đủ, máng xối thoát nhỏ không đủ lưu lượng, vị trí phễu thu nước không chắn chắn.
-
Biện pháp khắc phục:
+ Bước 1: Xác định lưa lượng nước toàn mái để tính khổ máng xối, ống thoát nước đã đủ hay chưa?, kiểm tra vị trí giáp mí tôn.
+ Bước 2: Nếu máng xối nhỏ thì cần thay máng xối lớn hơn, ống thoát nước cần thay mới.
+ Bước 3: Bơm keo Silicon vào các vị trí nối mái, giáp mí, nối máng xối, phễu thu nước.
-
Vị trí đinh mũ bị rỉ
-
Nguyên nhân: Do kỹ thuật thi công không đúng, đinh mũ lâu ngày bị rỉ sét cộng với tác động của mưa gió làm cho vị trí lỗ đinh ngày càng to hơn.
-
Biện pháp
+ Bước 1: Chuẩn bị silicon và phụ kiện, có thể xem xét nhổ đinh lên bắn lại.
+ Bước 2: Bắn bổ xung một số vị trí gần mũ định bị hỏng để đảm bảo lực cho mũ đinh hiện tại.
+ Bước 3: Tiến hành bơm silicon vào vị trí lỗ.
Kết luận: Mùa mưa sắp đến, để ngôi nhà bạn bền vững không bị dột, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 093 607 8846 để được tư vấn, đưa ra giải pháp và khắc phục nhanh nhất cho gia đình bạn.